Kinh Nghiệm Luyện Thi IELTS Listening 8.5 Và Reading 9.0

Mình khẳng định luôn là Kinh Nghiệm Luyện Thi IELTS Listening là KHÔNG CÓ bí quyết thần thánh nào cả nhé, tất cả đến từ sự kiên trì và định hướng đúng.
Kinh Nghiệm Luyện Thi IELTS Listening
1. Phương pháp nghe chép chính tả
Phương pháp này cực kỳ hiệu quả, tuy nhiên đa số mọi người đều chưa sử dụng đúng cách. Khi nghe chép chính tả bạn phải rất kiên trì, tuy nhiên cần phải chọn đúng trình độ của mình thì mới cảm nhận rõ rệt được bản thân mình có tiến bộ hay ko. Nếu bạn chọn bài nghe quá khó so với trình độ của mình thì sẽ rất nhanh nản và sớm bỏ cuộc. Ví dụ như nghe một đoạn tầm 5 câu mà bạn chỉ nghe lõm bõm được mấy từ thì chẳng khác nào vịt nghe sấm…Đặc biệt với các bạn mới bắt đầu chỉ nên chọn các đoạn ngắn và chủ đề quen thuộc để có thêm hứng và động lực. Mình biết đến phương pháp này qua anh Ngoc Bach và trang web Voicetube anh chia sẻ rất hay nhé.Mình thường làm đề nghe trong Cam. Sau đó đánh dấu lại những đoạn mình cảm giác ko chắc chắn lắm về đáp án. Replay lại phần đó, cố nghe đi nghe lại xem phương án mình làm có đúng ko, nếu ko thì nó phải là gì. Sau khi đã có cảm giác chắn chắn về tất cả các phương án mình mới check đáp án. Lúc này sẽ tính điểm số xem nếu nghe duy nhất 1 lần mình được bao nhiêu điểm. Nếu đc nghe lại nhiều lần thì có cao hơn ko? Cao hơn bao nhiêu. Từ đó xác định được điểm yếu của mình là gì, có thể là do ko biết về từ vựng đó, hoặc do có biết nhưng ko theo kịp tốc độ nói. Nếu do ko biết từ vựng thì phải học bổ sung ngay vì những từ dùng trong Listening đều rất thông dụng, ko quá khó như trong Reading. Nếu nguyên nhân là do ko theo kịp tốc độ, thì phương pháp nghe chép chính tả sẽ giúp bạn giải quyết điều đó. Mình thường nghe và chép lại từng từ từng chữ trong Cam. Nghe đến đâu chép luôn đến đấy. Nếu có đoạn nào mà đã nghe nhiều lần nhưng vẫn ko ra thì lúc đó hẵng check transcript nhé. Nhớ là phải rút ra kinh nghiệm cho bản thân là vì sao đoạn đó mình lại ko nghe được.Khi học từ vựng phải liên tục nhắc lại từ đó nếu có thể và càng nhiều càng tốt. Cố gắng đặt câu và tìm ra ngữ cảnh để sử dụng từ mới đó.
2. Tranh thủ nghe tiếng Anh vô thức (mọi lúc mọi nơi)
Bản thân mình đã ra trường và đi làm được 2 năm nên thời gian học tiếng Anh là rất tranh thủ. Mình thường đeo tai nghe lúc làm việc và tập thể dục, thậm chí lúc về nhà cũng thường bật loa ngoài laptop lên để nghe tiếng Anh. Tài liệu thì ko cần tìm đâu xa xôi cả, cứ lên Youtube cái gì cũng có. Mình thường nghe các video dạy phát âm, các video dạy về tự vựng theo từng chủ đề, idioms (cái này cực kỳ có ích cho speaking luôn nhé), advanced hơn thì nghe TedTalks. Làm như vậy giúp tai quen với các âm gió, accent và intonation của người bản xứ. Nếu các bạn thi IELTS thì mình recommend nghe các video của giáo viên người Anh, nếu ko thì có thể nghe engVid có rất nhiều thứ hay ho nhiều chủ đề. Các nguồn mình thường xuyên nghe:BBC learning EnglishTedtalksLearn English with Let’s Talk – Free English Lessons (accent ko hay lắm nhưng nhiều từ vựng hay)engVidBosten English (series Learn English through storie)Podcasts trên Iphone
3. Xem phim và nghe nhạc tiếng Anh
Cái này chắc là bạn nghe rất nhiều người nói rồi đúng ko? Nhiều người cố xem phim ko nghe thuyết minh ko xem phụ đề, thậm chí xem đi xem lại bộ phim đó để học nghe. Cách này có thể đúng với nhiều bạn nhưng với mình thì ko vì mình quá lười và thấy quá nhàm để xem đi xem lại lien tục như thế. Thay vào đó là mình xem rất nhiều phim khác nhau, đặc biệt là phim hài vì có nhiều slangs và rất nhiều collocations .
Mình sẽ cố gắng nghe hiểu nội dung của phim thay vì cố nghe từng từ một, nếu có đoạn nào mình nghe thấy hay (kiểu như có cách diễn đạt nào đó nghe lạ lạ) thì mình sẽ pause lại cố nghe xem ngta nói gì, ví dụ trong phim Just Go With It có Jennifer Aniston đóng có đoạn “It’s the thought that counts”, mình nghe được câu này và lên google tra thì thấy đây là một cách diễn đạt thường gặp trong văn nói, và sau đó mình nhớ rất lâu vì mình bị ấn tượng khi xem phim.
Một số Kinh Nghiệm Luyện Thi IELTS Listening:
Các bạn cần phải tranh thủ đọc trước nội dung câu hỏi, ko phải làm đến đâu mới đọc trước đến đấy, mà cần phải tranh thủ thời gian lúc đầu (đoạn mà người ta nói về cái example ý) cố đọc được đoạn sau càng nhiều càng tốt. Đọc đến đâu gạch chân keywords đến đấy luôn nhé. Cách mỗi đoạn có 30s để check lại bài làm thì dùng để đọc tiếp đoạn sau luôn, như vậy sẽ ko bị quên mất lúc đầu mình vừa đọc cái gì. Đặc biệt là với dạng multiple choice thì mình thấy nếu chỉ gạch chân keywords thì ko ăn thua mấy, vì thông thường đối với dạng này người nói sẽ cover hết toàn bộ các keywords trong bài. Vì vậy bắt buộc bạn phải hiểu nội dung nhé (so sad but true).Đối với dạng điền từ thì phải cực kỳ cẩn thận trong việc đọc đề bài. Cái này quá rõ ràng nhưng mình thấy nhiều người vẫn quên ý. Đấy là phải xác định rõ xem đề bài cho điền bao nhiêu từ nhé. Ví dụ nếu là One word and/or a number thì phải điền là “9 liters” chứ ko phải “nine liters” sẽ bị sai đó. Nếu các bạn đọc nhanh đề bài thì sẽ còn đủ thời gian để xác định từ loại nữa nhé, cái này rất quan trọng nhất là trong trường hợp bạn bị phân vân. Ví dụ như nghe được mấy từ liền ko biết điền từ nào thì việc xác định đc loại từ sẽ giúp bạn loại trừ.Nhiều bạn gặp vấn đề về dãy số hoặc spelling (ví dụ như là mình), kiểu như ko catch up được với dãy số dài mà người ta đọc thì nghe chép chính tả hiệu quả vô cùng luôn, chính mình đã kiểm chứng.
Kinh nghiệm Luyện READING
Có một thực tế là Reading là kỹ năng kéo band điểm rất hiệu quả với đa số người Việt Nam (đơn cử là mình). Tuy nhiên thì mình thấy cũng rất nhiều người gặp khó khăn trong việc làm bài đọc hiểu. Mình chân thành khuyên các bạn nên củng cố ngữ pháp cho vững trước khi bắt tay vào học Reading hay là Writing. Có được nền tảng ngữ pháp tốt sẽ giúp bạn học 2 kỹ năng này nhanh và dễ dàng hơn rất nhiều. Quan trọng hơn nữa là từ vựng, xét cho cùng mình thấy Reading thực chất giống như bài kiểm tra từ vựng mà thôi.
Các bạn có thể làm như sau để tăng hiệu quả đọc hiểu.
1. Tạo cho mình thói quen đọc báo hoặc tạp chí bằng tiếng Anh thường xuyên
Nếu mới bắt đầu thì bạn nên chọn các chủ đề mà bạn yêu thích, có thể là mỹ phẩm, quần áo, bài review về các bộ phim..v..v dần dần nâng cao lên các chủ đề mang tính chuyên sâu hơn như là bài viết về loài động vật cần bảo tồn, các nhân vật nổi tiếng trong lịch sử, một phát minh mới trong khoa học hoặc thậm chí là lĩnh vực thiên văn. Thực tế là các chủ đề này thường gặp trong bài Reading luôn nhé. Một số nguồn:
✔️LiveScience
✔️Discovery
✔️Báo New York Times mục science (http://www.nytimes.com/section/science)
2. Nếu còn nhiều thời gian ôn tập thì nên xé lẻ ra từng dạng
để ôn, từ đó xác định xem mình yếu dạng nào và tập trung hơn vào cải thiện dạng đó.
Đến khi cách ngày thi còn khoảng 10 ngày thì lưu ý tập trung làm full đề vào buổi sáng tầm 9h30-10h nhé (vì đấy là thời gian mà bạn sẽ thi thật). Nhìn chung, mình luôn đọc hết TẤT CẢ các câu hỏi trong Passage đó và gạch chân keywords trước khi đọc bài khóa. Bời vì rất nhiều khi thông tin để trả lời các câu hỏi ko nằm tập trung theo từng vùng mà đan xen lẫn nhau.
Ví dụ như trong khi làm matching headings hoặc matching statements với authors mình có thể làm luôn bài T-F-NG cùng 1 lúc. Cá nhân mình cảm thấy như vậy dễ hơn so với việc làm hết dạng matching headings xong lại quay lại từ đầu để tìm đáp án cho mấy dạng kia. Áp dụng phương pháp này, trung bình với 1 passage mình chỉ làm hết khoảng từ 13-16p cho tất cả các câu hỏi thay vì 20 phút như gợi ý của đề bài. Thời gian còn lại mình sẽ tiếp tục chuyển qua Passage tiếp theo. Cuối cùng mình luôn còn dư một khoảng thời gian tương đối dài đủ để kiểm tra lại tất cả các đáp án trong bài 1 lần nữa hoặc cùng lắm là cũng đủ thời gian để bù cho các Passage khó hơn (bởi vì độ khó của các bài khóa ko phải lúc nào cũng tương đồng với nhau, có bài dễ hơn có bài khó hơn).
3. Đặc biệt chú ý là trong bài thi IELTS, đa số các dạng bài
(trừ mấy loại kiểu như matching headings, matching statements với tác giả và which paragraph contains the following information…) thì thứ tự đáp án sẽ theo đúng thứ tự câu hỏi nhé.
Ví dụ với dạng điền từ vào chỗ trống thì thường thông tin sẽ nằm san sát nhau. Nhưng đôi khi nó lại tóm tắt ý chính của cả bài nên lượng thông tin sẽ rải rác, đối với bài kiểu này nếu đã xác định được đáp án cho câu đầu ở đoạn C chẳng hạn thì đáp án cho các câu sau sẽ nằm từ đoạn C trở xuống, bạn ko cần phải mất công lộn lên đoạn A và B để tìm nữa. Nắm được điều này rất quan trọng vì nó giúp bạn tiết kiệm đc rất nhiều thời gian trong khi làm bài.